Những người nổi tiếng từng làm việc ở RAND RAND Corporation

Đã có 32 người đoạt giải thưởng Nobel từng tham gia hoặc liên quan đến RAND Corporation trong sự nghiệp của họ. Một số người từng là nhân viên ở RAND, một số từng tham gia tư vấn, đóng góp xây dựng chính sách.[32]

  • Henry H. "Hap" Arnold: Đại tướng, Không quân Hoa Kỳ.
  • Kenneth Arrow: nhà kinh tế học, khôi nguyên giải Nobel Kinh tế, phát triển nguyên lý bất khả trong lý thuyết lựa chọn xã hội.
  • Bruno Augenstein: Phó Tổng giám đốc RAND, nhà vật lý, toán học, và khoa học gia ngành không gian học.
  • Robert Aumann: Nhà toán học, chuyên gia trong ngành lý thuyết trò chơi, khôi nguyên Nobel Kinh tế năm 2005 cùng với Thomas Schelling.
  • J. Paul Austin: Chủ tịch Hội đồng quản trị, giai đoạn 1972–1981.
  • Paul Baran: Một trong những người đầu tiên phát triển lý thuyết nối chuyển gói (packet switching) là nền tảng của ARPANET để xây dựng mạng Internet ngày nay.
  • Richard Bellman: Nhà toán học nổi tiếng với những nghiên cứu về quy hoạch động (dynamic programming).
  • Yoram Ben-Porat: Nhà kinh tế học, Chủ tịch trường Đại học Hebrew của Jerusalem.
  • Barry Boehm: Nghiên cứu về đồ họa tương tác vào thập niên 1960 và giúp định hình ARPANET trong giai đoạn đầu của dự án.[33]
  • Harold L. Brode: Nhà vật lý, chuyên gia hàng đầu về hậu quả của vũ khí hạt nhân.
  • Bernard Brodie: Chiến lược gia quân sự và công trình sư về công nghệ hạt nhân.
  • Samuel Cohen: Phát minh ra bom neutron năm 1958.[34]
  • Franklin R. Collbohm: Kỹ sư hàng không tại công ty Douglas, người sáng lập RAND và từng là giám đốc và người được ủy thác cho tổ chức.[35]
  • Walter Cunningham: Phi hành gia.
  • George Dantzig: Nhà toán học, người phát minh ra thuật toán sơ cấp trong quy hoạch tuyến tính.
  • Linda Darling-Hammond: Đồng giám đốc cho School Redesign Network (Đại học Stanford).
  • Stephen H. Dole: Tác giả cuốn sách Habitable Planets for Man[36][37] và là trưởng nhóm Human Engineering Group ở RAND.[38]
  • Donald Wills Douglas, Sr.: Tổng giám đốc công ty Douglas Aircraft Company, người sáng lập RAND.
  • Hubert Dreyfus: Triết gia, có quan điểm phản đối công nghệ thông minh nhân tạo (artificial intelligence).
  • Karen Elliott House: Chủ tịch Hội đồng quản trị từ 2009 đến nay. Cựu Tổng biên tập báo Wall Street Journal. Cựu Phó Giám đốc Cao cấp công ty Dow Jones & Company.
  • Daniel Ellsberg: Nhà kinh tế học và người tiết lộ nội dung Hồ sơ Lầu Năm Góc (Pentagon Papers).
  • Alain Enthoven: Nhà kinh tế, Phó Trợ lý Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ từ 1961 đến 1965, Trợ lý Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ từ 1965 đến 1969.
  • Francis Fukuyama: Tác giả cuốn sách The End of History and the Last Man.
  • Horace Rowan Gaither: Chủ tịch Hội đồng quản trị, giai đoạn 1949–1959, 1960–1961; được đặt tên cho Báo cáo Gaither.[39]
  • David Galula: Sĩ quan và học giả người Pháp.
  • James J. Gillogly: Nhà mật mã học và khoa học gia máy tính.
  • Paul Y. Hammond: Nhà khoa học chính trị và học giả về an ninh quốc phòng hợp tác với RAND giai đoạn 1964–1979, làm giám đốc chương trình giai đoạn 1973–1976.[40]
  • Anthony C. Hearn: Phát triển hệ đại số máy tính REDUCE, hệ đại số máy tính lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng;[41] đồng sáng lập mạng CSNET.
  • Fred Iklé: Nhà nghiên cứu chính sách nguyên tử của Hoa Kỳ.
  • Brian Michael Jenkins: Chuyên gia về khủng bố, Tư vấn Cao cấp cho Tổng Giám đốc RAND Corporation, và là tác giả cuốn Unconquerable Nation.
  • Herman Kahn: Lý thyết gia về chiến tranh hạt nhân và là một trong những người phát minh ra lý thuyết hoạch định tình huống (scenario planning).
  • Amrom Harry Katz: Nhà vật lý, chuyên về công nghệ vệ tinh.
  • Konrad Kellen: Nhà phân tích nghiên cứu và tác giả. Đồng tác giả trong bức thư gửi Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1969 kêu gọi rút quân đội khỏi Chiến tranh Việt Nam.[42]
  • Zalmay Khalilzad: Đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc.
  • Henry Kissinger: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ (1973–1977); Cố vấn An ninh Quốc gia (1969–1965); khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình (1973).
  • Kevin N. Lewis: Nhà nghiên cứu chiến lược quốc phòng.
  • Ann McLaughlin Korologos: Chủ tịch Hội đồng Quản trị RAND từ tháng 4 năm 2004 đến năm 2009.
  • Lewis "Scooter" Libby: Tổng Tham mưu Trưởng cho Cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney.
  • Ray Mabus: Cựu Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Saudi Arabia.
  • Harry Markowitz: Nhà kinh tế học. Khôi nguyên giải Nobel Kinh tế.
  • Andrew W. Marshall: Chiến lược gia quân sự, cựu Giám đốc Văn phòng Đánh giá Mạng lưới (Office of Net Assessment) – một think tank nội bộ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
  • Margaret Mead: Nhà nhân chủng học.
  • Douglas Merrill: Cựu Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) của Google và Giám đốc mảng Âm nhạc Kỹ thuật số cho hãng EMI.
  • Newton N. Minow: Chủ tịch Hội đồng Quản trị RAND, 1970–1972.
  • Lloyd N. Morrisett: Chủ tịch Hội đồng Quản trị RAND, 1986–1995
  • John Forbes Nash, Jr.: Nhà toán học với Cân bằng Nash (Nash Equilibrium), khôi nguyên giải Nobel Kinh tế năm 1994.
  • John von Neumann: Nhà toán học, nhà tiên phong về ngành điện toán hiện đại.[43]
  • Allen Newell: Chuyên gia về A.I (artificial intelligence).
  • Paul O'Neill: Chủ tịch Hội đồng Quản trị RAND, 1997–2000
  • Edmund Phelps: Khôi nguyên giải Nobel Kinh tế năm 2006.
  • Arthur E. Raymond: Kỹ sư trưởng công ty Douglas Aircraft Company, nhà sáng lập RAND.
  • Condoleezza Rice: Từng là thực tập sinh tại RAND, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ.
  • Michael D. Rich: Chủ tịch và Tổng Giám đốc (CEO) của RAND, từ 1 tháng 11 năm 2011 đến nay.
  • Leo Rosten: Học giả, giúp thành lập phân viện khoa học xã hội tại RAND.[44]
  • Donald Rumsfeld: Chủ tịch Hội đồng Quản trị RAND, các giai đoạn 1981–1986 và1995–1996. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, các giai đoạn 1975–1977 và 2001–2006.
  • Robert M. Salter: Một trong những chuyên gia đầu tiên nghiên cứu về công nghệ vệ tinh.
  • Paul Samuelson: Nhà kinh tế học, khôi nguyên giải Nobel Kinh tế.
  • Thomas C. Schelling: Nhà kinh tế học, khôi nguyên giải Nobel Kinh tế năm 2005.
  • James Schlesinger: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng và cựu Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ.
  • Dov Seidman: Luật sư, doanh nhân. Tổng Giám đốc (CEO) của công ty luật LRN.
  • Norman Shapiro: Nhà toán học, đồng tác giả lý thuyết Rice–Shapiro.
  • Lloyd Shapley: Nhà toán học và lý thuyết gia về lý thuyết trò chơi. Khôi nguyên Nobel Kinh tế năm 2012.
  • Cliff Shaw: Đồng sáng lập chương trình A.I đầu tiên.
  • Abram Shulsky: Cựu Giám đốc Phòng kế hoạch đặc biệt (Office of Special Plans) của Lầu Năm Góc.[45]
  • Herbert Simon: Nhà khoa học chính trị, tâm lý học, khôi nguyên giải Nobel Kinh tế năm 1978.
  • James Steinberg: Phó Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Bill Clinton.
  • James Thomson: Chủ tịch và Tổng giám đốc RAND, giai đoạn 1989–2011.
  • William H. Webster: Chủ tịch Hội đồng Quản trị RAND, 1959–1960.
  • Oliver Williamson: Nhà kinh tế học, khôi nguyên giải Nobel Kinh tế năm 2009.
  • Albert Wohlstetter: Nhà toán học và chiến lược gia thời Chiến tranh Lạnh.
  • Roberta Wohlstetter: Nhà phân tích chính sách và sử gia quân sự.
Hình ảnh một số nhân vật nổi tiếng từng làm việc tại RAND Corporation

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: RAND Corporation http://www.historyofinformation.com/detail.php?id=... http://articles.latimes.com/2000/apr/30/local/me-2... http://articles.latimes.com/2007/apr/12/local/me-k... http://www.newyorker.com/archive/2003/05/12/030512... http://www.smmirror.com/Volume1/issue19/rand_and_t... http://www.smmirror.com/Volume1/issue20/rand_and_t... http://www.smmirror.com/Volume1/issue23/rand_and_t... http://www.smmirror.com/volume1/issue21/rand_and_t... http://www.smmirror.com/volume1/issue22/rand_and_t... http://www.ksg.harvard.edu/iop/students_internship...